CÁC TRƯỜNG HỢP CHỐNG CHỈ ĐỊNH, HOÃN TIÊM PHÒNG CHO BÉ

Thứ ba - 16/06/2020 21:56
CÁC TRƯỜNG HỢP CHỐNG CHỈ ĐỊNH, HOÃN TIÊM PHÒNG CHO BÉ

Theo quy định hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em,vừa được Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14-6-2019, các trường hợp sau thuộc nhóm chống chỉ định/tạm hoãn tiêm chủng, cụ thể:

1. Các trường hợp chống chỉ định

  • Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
  • Suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.
  • Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.

Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

2. Các trường hợp tạm hoãn

  • Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày
  • Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2000g
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin

3. Những lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin

  • Trẻ có thể phản ứng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm như sốt nhẹ, đau, quấy khóc, sưng nhẹ tại vị trí tiêm... sẽ tự khỏi trong vòng 1 vài ngày.
  • Cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, bỏ bú, tím tái, khó thở...
  • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn