Bạn cần làm gì khi bị chó/mèo cắn?

- Cần giữ bình tĩnh xử lý sơ cứu vết thương tại chỗ đúng .
- Nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám xử lý vết thương, xem xét chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại phù hợp.
Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn
- Làm sạch và sát trùng vết thương: điều quan trọng đầu tiên là làm sạch vết thương, cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phòng diệt khuẩn trong 10-15 phút để loại bỏ tất cả mầm bệnh, rửa nhẹ nhàng không chà xát mạnh. Sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 700, nước oxy già hoặc dung dịch povidone iodine 10% nếu có.
- Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu không nhiều sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 10 đến 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương bằng miếng gạc y tế và băng lại vết thương.
- Trong trường hợp nếu vết thương sâu ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
Tiêm vắc xin dại là cách giúp người bệnh vượt qua “cửa tử” đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Do vậy, ngay khi bị động vật hoặc động vật nghi dại cắn, người bệnh cần sơ cứu vết thương và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng.
Phòng Tiêm chủng vacxin- TTYT huyện Thanh Sơn với quy trình một chiều liên tục 4 khâu bao gồm: phòng chờ, phòng khám và tư vấn trước tiêm, tiêm vắc xin, theo dõi sau tiêm cùng hệ thống bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp vắc xin phát huy tối đa tác dụng phòng bệnh. Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tận tâm với bệnh nhân nên bạn có thể an tâm khi tiêm phòng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn