CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA TRONG THỜI KỲ MANG THAI

Chủ nhật - 14/06/2020 21:57
PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH HAY GẶP TRONG THAI KỲ
PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH HAY GẶP TRONG THAI KỲ

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ rất hoang mang không biết liệu có những biến chứng hay căn bệnh nào sẽ xảy ra đối với mình không. Thực tế, đại đa số mẹ bầu trải qua thai kỳ an toàn. Thế nhưng việc tìm hiểu các bệnh và biến chứng trong thai kỳ và quan trọng hơn là cách phòng tránh chúng là một điều vô cùng cần thiết.   

1. Chửa ngoài tử cung (hay còn gọi là thai lạc chỗ)

Cách phòng ngừa: Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, đặc biệt trong kỳ kinh nguyêt, sau hay khi đang cho con bú.  Hạn chế nạo phá thai.  Phòng ngừa viêm nhiễm do các bệnh lây truyền bằng đường tình dục; Chống viêm nhiễm sau khi sinh cũng như sau khi sảy thai.

          Khám phụ khoa để điều trị tình trạng khí hư bất thường càng sớm càng tốt

2. Sẩy thai

Cách phòng ngừa:

          - Cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ acid folic và sắt.

          - Mẹ bầu nên khám thai định kỳ tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản.

          - Bất cứ khi nào thấy đau bụng lâm râm hoặc ra huyết khi mang thai, mẹ bầu cần phải báo ngay cho bác sĩ nhé. Tránh căng thẳng, lo âu, buồn phiền.
 

.


3. Thiếu máu

Cách phòng ngừa:

          - Chế độ ăn uống của mẹ nên có đầy đủ ba thành phần nằm trong nhóm giàu sắt: thịt, rau lá xanh đậm và thực phẩm họ đậu. (Bổ sung thêm vitamin C để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, Ăn chuối chín và mật ong để làm gia tăng nồng độ, Uống các sản phẩm sữa có bổ sung acid folic và sắt)

4. Thai chậm tăng trưởng trong tử cung

Cách phòng ngừa: Nằm nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu đến tử cung, tăng lượng oxy, chất dinh dưỡng cho thai. Điều chỉnh lại chế độ ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con. Uống nhiều nước, tối thiểu 8-10 ly lớn/ngày. Không hút thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện.

5. Tăng huyết áp

Cách phòng ngừa:

          - Duy trì chế độ ăn uống thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nên ăn nhạt, hạn chế dùng muối và mỡ động vật, không ăn các món mặn, kiêng các chất kích thích…

          - Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.

          - Thực hiện lịch khám thai đều đặn để theo dõi kỹ huyết áp và sự phát triển của thai nhi.

6. Tiểu đường thai kỳ

Cách phòng tránh: Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tránh những thực phẩm nhiều đường. Bổ sung thực phẩm chứa carbohydrate dạng phức tạp như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…Tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây…Duy trì thực phẩm có hàm lượng chất béo ở mức cơ bản.  Nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày, không bỏ qua bữa sáng. Luyện tập thể dục đều đặn. Khám thai định kỳ.
 

.


7. Thai chết lưu

Cách phòng ngừa:

          - Khám sức khoẻ cả hai vợ chồng: kiểm tra các bệnh về rối loạn tâm thần, bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm, các quan hệ huyết thống,…

          - Điều trị và kiểm soát các bệnh mẹ đang mắc như bệnh thận, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch,…

          - Trường hợp mẹ đã có tiền sử thai chết lưu lần trước, thì cần khám kiểm tra kỹ tìm nguyên nhân thai chết lưu và theo dõi chặt chẽ ở lần mang thai sau.

          - Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất. Không dùng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, heroin…) và tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng.

 TTYT huyện Thanh Sơn triển khai phòng Quản lý thai nghén với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp theo dõi chính xác tình hình sức khỏe của mẹ và bé, từ đó có thể phát hiện được các yếu tố nguy cơ nhằm xử lý kịp thời, ngăn chặn các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn