Cách chăm sóc trẻ khi giao mùa: Bảo vệ con từ trong ra ngoài

Chủ nhật - 10/10/2021 22:41
CST 01
CST 01

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường hơn , tạo điều kiện cho các loại virus phát triển và tấn công trẻ dễ dàng, khiến cho số lượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc các vấn đề về hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm amiđan,... tăng cao hơn.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, khi bị ốm, trẻ trở nên mệt mỏi, chán ăn, từ đó sức đề kháng lại càng trở nên yếu hơn và không có đủ sức khỏe để chống lại những loại virus nguy hiểm. Chính vì thế nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý trong cách chăm sóc trẻ khi giao mùa để phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh.

Cách chăm sóc trẻ khi giao mùa

Để phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh, trong quá trình chăm sóc bé khi giao mùa , bố mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

Hạn chế tác động từ yếu tố bên ngoài

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên, giữ cho không gian nhà ở thoáng khí và khô ráo;
  • Không cho trẻ ra ngoài khi thời tiết xấu như mưa ẩm, gió lớn, sương mù, không khí lạnh;
  • Không đưa trẻ đến nơi công cộng đông người để tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là khi SARS-Cov-19 chưa được khống chế hoàn toàn;
  • Không để trẻ tiếp xúc với người mắc các bệnh có thể lây nhiễm như ho, sốt, cảm cúm;
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, đảm bảo mọi đồ dùng, quần áo và đồ chơi của trẻ luôn sạch sẽ;
  • .
  • Luôn đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra khỏi nhà để tránh hít phải không khí khói bụi ô nhiễm, đặc biệt tránh xa khu vực có khói thuốc lá;
  • Thường xuyên rửa tay trẻ sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ở ngoài đường về và sau khi chơi đùa cùng thú cưng;
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý ấm;
  • Giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết chuyển giao giữa mùa thu đông;
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng khí, đủ ánh sáng, duy trì độ ẩm không khí ở mức ổn định, không quá ẩm cũng không quá khô để trẻ có thể hô hấp thoải mái;
  • Một lưu ý nữa là trẻ cần được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia. Tiêm phòng giúp tăng cường thêm kháng thể cho bé phòng chống lại dịch bệnh;
  • Tăng cường các hoạt động vận động thể chất, rèn luyện cơ thể cho trẻ;

Chế độ dinh dưỡng
 

.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ các nhóm dưỡng chất: chất bột, chất đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất;
  • Đặc biệt bổ sung các vitamin nhóm B, C để tăng sức đề kháng cho trẻ, bố mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hoặc uống nước ép trái cây;
  • Uống đủ nước để cơ thể đào thải tốt hơn;
  • Không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều trước hoặc gần bữa ăn chính để đảm bảo trẻ có thể nạp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu từ bữa chính;
  • Nếu trẻ mới ốm dậy, bố mẹ nên cho trẻ ăn các món ăn nóng dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa như cháo, mì, phở..., đồng thời tránh các món ăn lạnh;

Đặc biệt, khi có các dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi, khó thở, khò khè.... hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng.

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn