PHÒNG, CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Thứ năm - 09/07/2020 21:53
PHÒNG, CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Thời gian gần đây, dịch bạch hầu đã quay lại và bùng phát tại một số tỉnh Tây Nguyên và đã có trường hợp tử vong. Vì vậy, mọi người dân cần nâng cao cảnh giác và chủ động phòng chống bệnh bạch hầu để tránh nhiễm bệnh và lây lan trong cộng đồng.

 1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Thể bạch hầu hay gặp là thể hầu họng và thanh quản, các thể bạch hầu khác gây tổn thương loét da hay gặp ở vùng nhiệt đới.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những trẻ không được tiêm chủng. Ở vùng khí hậu nhiệt đới bệnh thường gặp trong những tháng lạnh.

2. Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào?

Bệnh bạch hầu lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

Bệnh bạch hầu xuất hiện triệu chứng sớm nhất là viêm họng, chán ăn và sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày giả mạc trắng có màu ngà ở trong họng và lưỡi. Giả mạc sau bạch hầu có đặc điểm là dai, dính và dễ chảy máu nếu bóc giả mạc, giả mạc có thể màu xám hoặc đen. Bệnh nhân có thể qua khỏi hoặc trở lên nghiêm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Thể bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cỏ và làm hẹp đường thở.

4. Biến chứng của bệnh là gì?

Biến chứng nguy hiểm nhất của bạch hầu là tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong. Trong giai đoạn sớm của bệnh hoặc giai đoạn sau đó, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, gây suy tim. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm có thể dẫn tới bệnh tim mãn và suy tim.

.

5. Phòng bệnh bạch hầu như thế nào?

Tiêm vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Cần duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong cộng đồng. Ở hầu hết các nước, vắc xin giải độc tố bạch hầu được tiêm cùng với vắc xin ho gà và giải độc tố uốn ván (vắc xin BH-HG-UV). Gần đây, một số nước đã sử dụng vắc xin phối hợp 5 thành phần gồm vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và vắc xin Hib. Vắc xin phối hợp 5 thành phần được sử dụng tiêm cho trẻ nhỏ.

6. Tiêm vắc xin chứa thành phần bạch hầu khi nào?

Trong chương trình TCMR tại Việt Nam, áp dụng lịch tiêm 4 mũi vắc xin chứa thành phần bạch hầu: 3 mũi cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi khi trẻ 2,3,4 tháng tuổi và tiêm mũi 4 khi 18-24 tháng tuổi.

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn