Viêm loét dạ dày hiện nay là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Chính vì vậy mà chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm loét dạ dày có mục đích giảm bài tiết axit, giảm tác dụng của axit dạ dày tiết ra trên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ các kích thích có hại cho dạ dày để nghỉ ngơi và tổn thương nhanh chóng được chữa lành.
Nguyên tắc trong chế độ ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày
Trong dinh dưỡng bình thường, lượng thức ăn, việc nhai và nghiền thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi nuốt vào dạ dày rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Muốn tiêu hóa, hấp thụ thức ăn hiệu quả cần chú ý một vài điều sau đây:
Một số điều cần lưu ý trong chế biến món ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày
Khi thực hiện nấu chín thì thực phẩm nên được cắt thành những miếng nhỏ, nghiền nát ra mục đích để giảm kích thích tiết dịch dạ dày và vận chuyển thức ăn qua dạ dày được nhanh chóng.
Nhiệt độ thực phẩm cũng ảnh hưởng đến việc kích thích dạ dày, ví dụ, thức ăn quá lạnh làm cho cơ bụng co bóp mạnh, thức ăn quá nóng làm cho niêm mạc bị tắc nghẽn và co bóp mạnh hơn. Do đó, nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ là trong khoảng từ 40-500C.
Nồng độ của thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa: Nếu trong trường hợp thức ăn quá đặc, enzyme không thấm vào thức ăn hoặc trường hợp thức ăn quá lỏng, enzyme bị loãng và quá trình tiêu hóa sẽ tệ hơn, vì vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi bạn uống lượng nước khoảng 100-200ml nước trong bữa ăn. Nếu tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, bạn có thể uống nhiều hơn nhưng nên nhớ hãy uống ở ngoài bữa ăn.
Một vài những thực phẩm hạn chế sử dụng:
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam, theo thống kê cho đến nay có tới 70% dân số mang yếu tố nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì vậy mà chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm loét dạ dày đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phối hợp để điều trị và giảm thiểu đi những triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho chính người bệnh.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn