Dấu hiệu và cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Thứ hai - 20/07/2020 22:24
Dấu hiệu và cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra là do tiêu thụ nguồn thức ăn đã bị ô nhiễm. Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau cơ, da tím tái, khó thở, ngưng thở, co giật, trụy mạch, bất tỉnh.

1. Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng cụ thể của ngộ độc thực phẩm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên:

  • Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, virus hoặc độc tố vi khuẩn tiết ra: Người bệnh thường chỉ biểu hiện như đau bụng, nôn, tiêu chảy, có thể kèm theo khát nước, khô môi, sốt, vã mồ hôi...
  • Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất: Bệnh nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà cả ở các cơ quan khác, ví dụ như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, trụy mạch.
  • Nếu nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Bệnh xuất hiện ngay sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định mà trong tự nhiên được biết là có thể có chứa độc tố: ví dụ như sắn, măng, cá nóc, cóc,...

Thông thường, ngộ độc thực phẩm triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1 - 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm dạng nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần cho người mắc bệnh.
 

.

2. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi thấy chính mình hoặc người thân, người xung quanh đang có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:

  1. Gây nôn (nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Với trường hợp đã hôn mê thì không nên thực hiện kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.
  2. Cho người bệnh uống thật nhiều nước và được nghỉ ngơi: Sau khi bệnh nhân nôn và đi ngoài liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Chính vì vậy, đó là lúc cần tiến hành bù nước cho người bệnh. Có thể sử dụng nước lọc, dung dịch oresol hoặc uống nước gạo rang để bù lượng nước mất đi.
  3. Đưa bệnh nhân đến ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế trợ giúp và theo dõi.

Các động tác khác nên làm khi phát hiện và sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:

  • Giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả thông tin về nhãn mác, thậm chí là bệnh phẩm nôn ra từ người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc.
  • Trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm: Cần thông báo đến cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực để đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể kịp thời thông báo và ngăn chặn ngộ độc tiếp diễn.

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn