Nhận biết sớm bệnh loãng xương

Loãng xương là hiện tượng suy giảm về mật độ xương khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Thông thường loãng xương chỉ xảy ra ở tuổi 50, tuy nhiên hiện nay, một số yếu tố khiến tỷ lệ người bị loãng xương ở tuổi 30 đang gia tăng. Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương nhiều hơn nam giới. Xương của phụ nữ nhỏ và mỏng hơn nam giới nên khi mất cùng một lượng xương thì mật độ xương của nữ giới sẽ giảm mạnh hơn từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương.

Trong giai đoạn đầu, khi xương bị mất, cơ thể không bị đau nhức hoặc có bất cứ các triệu chứng nào khác. Nhưng khi xương đã bị yếu do loãng xương, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như: đau lưng có thể là những cơn đau dữ dội do cột sống bị nứt hoặc bị sụm hoặc đau cột sống do xẹp các đốt sống hoặc rối loạn tư thế cột sống. Khó thực hiện được các động tác quay lưng, ngửa, cúi... Chiều cao cơ thể dần thấp lại, dáng đi khòm lưng. Dễ gãy xương, thường gặp là gãy đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng; thường bị nứt xương cột sống, xương cổ tay, xương hông hoặc xương ở các khu vực khác...
Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đi kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, TTYT huyện Thanh Sơn đã triển khai dịch vụ đo mật độ xương bằng phương pháp Dexa với hệ thống máy đo hiện đại, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, chi phí hợp lý sẽ giúp người dân phát hiện bệnh nhanh, chính xác mà không phải đi xa, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn