Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới (24-30/4/2020) Lợi ích của tiêm chủng

Thứ ba - 28/04/2020 09:06
Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới (24-30/4/2020) Lợi ích của tiêm chủng

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ khỏe mạnh phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng còn góp phần phát triển kinh tế như tăng năng xuất lao động: do giảm số ngày nghỉ ốm, giảm tỉ lệ tử vong; tăng giá trị xã hội của cộng đồng gia đình hay một cá nhân khỏe mạnh: trẻ không bị ốm do các bệnh nhiễm trùng phát triển thể chất khỏe mạnh giúp trẻ nhận thức và tiếp thu giáo dục tốt hơn. Đồng thời tiêm chủng có nhiều tác động tích cực về xã hội: Gánh nặng của bệnh nhiễm trùng bao gồm các bệnh có thể dự phòng bằng vắc xin xảy ra chủ yếu ở những vùng khó khăn, kém phát triển ở các nhóm người dễ bị tổn thương, như vậy, vắc xin góp phần đảm bảo tính công bằng giữa những nhóm người có tình trạng kinh tế xã hội khác nhau. Nâng cao quyền của người phụ nữ: phụ nữ không phải thức khuya dậy sớm, nghỉ việc do phải chăm sóc trẻ ốm. Ngoài ra, nhờ việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ có xu hướng sinh ít trẻ em hơn trước đây. Phụ nữ khỏe mạnh hơn và có nhiều thời gian hơn tham gia và lao động sản xuất và các công tác xã hội.Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ khỏe mạnh phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng còn góp phần phát triển kinh tế như tăng năng xuất lao động: do giảm số ngày nghỉ ốm, giảm tỉ lệ tử vong; tăng giá trị xã hội của cộng đồng gia đình hay một cá nhân khỏe mạnh: trẻ không bị ốm do các bệnh nhiễm trùng phát triển thể chất khỏe mạnh giúp trẻ nhận thức và tiếp thu giáo dục tốt hơn. Đồng thời tiêm chủng có nhiều tác động tích cực về xã hội: Gánh nặng của bệnh nhiễm trùng bao gồm các bệnh có thể dự phòng bằng vắc xin xảy ra chủ yếu ở những vùng khó khăn, kém phát triển ở các nhóm người dễ bị tổn thương, như vậy, vắc xin góp phần đảm bảo tính công bằng giữa những nhóm người có tình trạng kinh tế xã hội khác nhau. Nâng cao quyền của người phụ nữ: phụ nữ không phải thức khuya dậy sớm, nghỉ việc do phải chăm sóc trẻ ốm. Ngoài ra, nhờ việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ có xu hướng sinh ít trẻ em hơn trước đây. Phụ nữ khỏe mạnh hơn và có nhiều thời gian hơn tham gia và lao động sản xuất và các công tác xã hội
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp các bé yêu có khả năng chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Bé yêu của bạn cần được tiêm phòng các vắc xin phòng bệnh theo lịch tiêm phòng cho trẻ được cập nhật hằng năm của Bộ Y tế.
Bộ Y tế đã ra Thông tư 38/2017/TT-BYT, “Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”, có hiệu lực từ 1/1/2018. Thông tư quy định trẻ em dưới 5 tuổi cần bắt buộc tiêm chủng đầy đủ 10 bệnh truyền nhiễm hàng đầu: viêm gan vi rút B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

.

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn