“Giờ vàng” cấp cứu đột quỵ
Chủ động tầm soát và cấp cứu đột quỵ kịp thời trong "giờ vàng" bằng các kỹ thuật hiện đại sẽ giúp nâng cao cơ hội sống sót, phục hồi tốt cho người bệnh.


“Giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ nhồi máu não được khuyến cáo trong 3 – 4,5 giờ đầu (kể từ khi khởi phát dấu hiệu đột quỵ đầu tiên). Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ có vai trò quan trọng trong cứu sống người bệnh, giúp hạn chế tối đa các biến chứng và người bệnh phục hồi nhanh. Cụ thể:
- Trong 1-3 giờ đầu bệnh nhân có tỉ lệ cao phục hồi bình thường.
- 4 - 6 giờ bệnh nhân có thể được cứu sống nhưng để lại di chứng nặng: liệt, khó nói, khó nuốt, tàn phế…
- 6 - 8 giờ tỷ lệ sống là rất nhỏ.

- Nhận biết cơn đột quỵ: khi thấy đột ngột yếu nửa người hoặc méo miệng hoặc rối loạn ngôn ngữ … có thể nghi ngờ đây là cơn đột quỵ.
- Giữ bệnh nhân tránh bị té ngã gây chấn thương.
- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói. Móc hết đờm, nhớt để bệnh nhân dễ thở.
- Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê: Cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.
- KHÔNG được tự ý điều trị như bấm huyệt, châm cứu, đánh gió (những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị).
- KHÔNG cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp.



















Tác giả bài viết: Hải Thông
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn