PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG

Thứ ba - 15/09/2020 03:13
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG

Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là tai nạn thương tích đối với trẻ em do tính phổ biến cũng như mức độ trầm trọng của nó. Vì vậy việc phòng chống tai nạn thương tích cần phải căn cứ vào các loại hình, nguyên nhân gây nên cũng như thực hiện các cách dự phòng một cách có hiệu quả.

1. Mục đích

- Không để xảy ra tai nạn thương tích bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên tại nạn thương tích.

- Làm giảm mức độ nghiêm trọng của các thương tổn khi xảy ra tai nạn thương tích như đội mũ bảo hiểm xe máy để phòng tránh chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra.

- Làm giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn thương tích xảy ra. Thực hiện biện pháp điều trị với hiệu quả tối đa là điều kiện để giảm thiểu hậu quả của tai nạn thương tích, sự tàn tật và tử vong. Đồng thời các biện pháp phục hổi chức năng cũng giúp cho nạn nhân hồi phục một cách tối đa các chức năng của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây nên tai nạn thương tích

2.1 Tai nạn giao thông:

Là những trường hợp tai nạn xảy ra do sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; chúng thường gây nên khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng khác... Do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hay do gặp phải các tình huống, sự cố đột ngột không kịp phòng tránh nên đã gây ra thiệt hại, thương tổn đến tính mạng và sức khỏe.

2.2 Bỏng:

Là tổn thương khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa, tổn thương ở da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như bị tổn thương phổi do bị khói xộc vào.

2.3 Đuối nước:

Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra khi bị chìm trong chất lỏng như nước, xăng, dầu... dẫn đến ngạt thở.
tai nan thuong tich2

2.4 Điện giật:

Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến bị thương hoặc tử vong.

2.5 Ngã:

Là những trường hợp tai nạn thương tích do bị ngã, rơi từ trên cao xuống hoặc ngã trên cùng một mặt bằng.

2.6 Động vật cắn:

Gây nên chấn thương là những trường hợp tai nạn thương tích do các loại động vật cắn, húc hoặc đâm phải vào người.

2.7 Ngộ độc:

Là những trường hợp hít phải, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc các loại ngộ độc khác cần đến sự chăm sóc y tế. Tai nạn thương tích do ngộ độc còn có thể do nguyên nhân ngộ độc thức ăn và ngộ độc bởi các chất độc khác.

2.8 Máy móc:

Là những phương tiện có thể gây nên những tai nạn thương tích khi tiếp xúc, vận hành dẫn đến các tổn thương thực thể hoặc tử vong.

2.9 Bạo lực:

Là các hành động sử dụng vũ lực đánh đập người, nhóm người, các cộng đồng khác dẫn đến tai nạn thương tích, tử vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển.

2.10 Tự tử và có ý định tự tử:

Tự tử là trường hợp có thể gây nên tai nạn thương tích như ngộ độc hoặc ngạt thở mà có đủ bằng chứng xác định tử vong do chính nạn nhân tự gây ra với mục đích đem lại cái chết cho chính bản thân họ.

3. Cách phòng chống tai nạn thương tích:

- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên tại nạn thương tích: lửa, điện, nước, xăng dầu, côn trùng,....

- Yêu cầu mọi người phải thực hiện các nội quy về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để phòng tránh chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra, thắt dây an toàn khi đi xe ô tô...

          -Đối với thanh thiếu niên: cần lưu ý đến ý thức chấp hành luật lệ giao thông: không điều khiển xe khi uống rượu, lạng lách giành đường; cũng như vấn đề phòng chống bạo lực.

- Đối tượng học sinh các trường phổ thông: Cần phòng chống tai nạn giao thông khi tan trường, trên đường về nhà, khi sang đường nhất là tại cổng trường và các nút giao thông; phòng chống đuối nước, đặc biệt nơi có nhiều sông, suối, ao hồ, biển du lịch. Ngoài ra, cũng cần phải giáo dục các em phòng chống các tai nạn do đùa nghịch và leo trèo trong trường học.

- Đối với những người làm việc tại các công trình xây dựng: Cần ý thức PCTNTT do ngã, do dụng cụ lao động..., đặc biệt những người chuẩn bị bước vào nghề hoặc thợ phụ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn