Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS với chủ đề “Chấm dứt AIDS – Thanh niên sẵn sàng”

Thứ năm - 01/12/2022 08:50
Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS với chủ đề “Chấm dứt AIDS – Thanh niên sẵn sàng”
Như chúng ta đã biết, đại dịch AIDS không chỉ gây ra hậu quả lớn về kinh tế - xã hội mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân người nhiễm HIV và gia đình họ. HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiễm có thể tấn công bất kì ai, lan nhiễm HIV không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội, … Bất kì ai nếu không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.Vậy HIV/AIDS là gì?
- HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- AIDS là hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải do HIV gây ra, là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và dẫn đến tử vong.
HIV lây truyền theo 3 con đường: Đường tình dục, đường máu và đường từ mẹ sang con.
1. HIV lây truyền qua đường máu: Có thể xảy ra khi máu của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể người khác qua dùng chung các dụng cụ xuyên trích qua da có dính máu hay dịch của người nhiễm HIV như: Bơm kim tiêm, dụng cụ châm cứu, xăm hình, dụng cụ y tế không được tiệt trùng đúng cách.
- Lây truyền qua truyền máu: Các sản phẩm máu của người nhiễm HIV mà không được xét nghiệm kiểm tra HIV trước khi truyền.
- Lây truyền qua cấy ghép phủ tạng của người nhiễm HIV mà không được xét nghiệm trước.
2. Lây truyền qua đường tình dục: Từ tinh dịch hay dịch âm đạo của người nhiễm vào cơ thể của bạn tình qua lớp niêm mạc rất mỏng hay vết sước của bộ phận sinh dục – miệng – hậu môn.
3. Lây truyền từ mẹ sang con: Khi một phụ nữ nhiễm HIV và mang thai sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong 3 thời kỳ:
- Trong quá trình mang thai.
- Khi chuyển dạ đẻ.
- Khi cho con bú.
Để biết mình có bị nhiễm HIV hay không ? chỉ xét nghiệm máu mới có thể biết được.
Các biện pháp phòng lây nhiễm HIV.
- Sống lành mạnh chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với người chưa biết có nhiễm HIV hay không cần thực hiện tình dục an toàn bằng sử dụng bao cao su đúng cách.
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV khi cần thiết.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, xăm xỏ lỗ trâm cứu… khi đã tiệt trùng.
- Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay.
Mọi phụ nữ thấy mình/ chồng đã/ đang có hành vi nguy cơ cao, nay muốn mang thai nên đến các cơ sở Y tế để được tư vấn và xét nghiệm HIV. Phụ nữ nhiễm HIV nếu muốn mang thai hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn.
Trong xã hội, người bị nhiễm HIV thường có nhiều người nghĩ là đối tượng xấu. Chính vì vậy, khi công khai bị nhiễm HIV (có H), thì nhiều người phải đối diện với không ít khó khăn trong cuộc sống, họ không được đối xử công bằng, bình đẳng trong xã hội. Như vậy, vô hình chung đã đẩy những người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV xa lánh mọi người. Để giúp đỡ những người có H có cơ hội tự tin hòa nhập vào cộng đồng, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, cùng chung tay sẻ chia những khó khăn với họ.
Có thể nói, những người bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV đều có cảnh ngộ đáng thương hơn là đáng trách. Việc giúp đưa họ vào sinh hoạt cộng đồng, trước hết để họ tránh cái nhìn cực đoan về cuộc sống. Quan trọng hơn nữa là giúp họ đẩy lùi bệnh tật và những tuyệt vọng. Và từ đó họ sẽ là những tuyên truyền viên đắc lực, thông tin tới những người đồng cảnh ngộ sống có ý nghĩa hơn, giúp cho mọi người tăng cường cảnh giác hơn nữa đối với căn bệnh thế kỷ này. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hãy tôn trọng và giúp đỡ họ, cùng nhau tiếp sức, hỗ trợ tích cực về vật chất cũng như tinh thần để họ có thêm nhiều việc làm có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV/AIDS là việc làm cần thiết và rất cần đến các giải pháp truyền thông phù hợp, thích ứng để ngày càng có nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận chăm sóc, điều trị và tham gia xây dựng cuộc sống không có HIV/AIDS.
Phòng chống HIV/AIDS được xác định là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp, cần được tiến hành thường xuyên. Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS mang tính liên ngành, toàn diện, lồng ghép có hiệu quả với các chương trình phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước, mỗi người hãy tích cực chủ động phòng chống HIV/AIDS.

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn