HƯỚNG ỨNG TUẦN LỄ PHÒNG CHỐNG KHÁNG THUỐC NĂM 2022 HÃY SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ TRÁCH NHIỆM

Thứ hai - 21/11/2022 20:54
HƯỚNG ỨNG TUẦN LỄ PHÒNG CHỐNG KHÁNG THUỐC NĂM 2022 HÃY SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ TRÁCH NHIỆM
ự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên hiện nay, do sử dụng kháng sinh không đúng cách trên cả người và động vật đã dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, ảnh hưởng đến khả năng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, làm tăng chi phí và thời gian điều trị, tạo gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội; đồng thời đe dọa sức khỏe, an ninh lương thực và sự phát triển của toàn cầu.
🏮 Tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc từ ngày 18/11/2022 đến ngày 24/11/2022 tiếp tục với chủ đề: “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” nhằm thu hút sự chú ý của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức và người dân cùng nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi và quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường.
🛡 Mỗi người dân chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị; khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều; không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị, gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, thực hành quan hệ tình dục an toàn, và tiêm vaccine đầy đủ.
🛡 Đối với các nhân viên và cơ sở y tế cần tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng sinh, quy định về kê đơn thuốc, kiểm soát nhiễm khuẩn; bảo đảm bàn tay, dụng cụ và môi trường cơ sở y tế sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng: Chỉ kê đơn và cấp phát kháng sinh khi cần thiết; hướng dẫn người bệnh, người dân về việc ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với các nhà thuốc, chỉ bán thuốc kháng sinh khi có đơn của bác sĩ; cung cấp kháng sinh có chất lượng; tư vấn cho người bệnh, người dân về sử dụng kháng sinh đúng cách, nguy cơ khi sử dụng kháng sinh không đúng.
🛡 Đối với các cơ sở, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh cho động vật dưới sự giám sát của bác sĩ thú y; không sử dụng thuốc kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng hoặc phòng ngừa bệnh ở những động vật khỏe mạnh; tiêm vắc-xin cho động vật để giảm nhu cầu dùng kháng sinh và sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh; thúc đẩy và áp dụng thực hành tốt trong sản xuất và chế biến thực phẩm; cải thiện an toàn sinh học trong các trang trại và ngăn ngừa nhiễm khuẩn thông qua cải thiện vệ sinh và bảo vệ, chăm sóc động vật…
👉 Hưởng ứng Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc năm 2021, Ngành Y tế đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về kháng kháng sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm đối với cán bộ, nhân viên y tế, tăng cường hoạt động giám sát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn…/.

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn