CẢNH BÁO NGUY CƠ SẶC SỮA Ở TRẺ

Thứ hai - 27/04/2020 21:38
CẢNH BÁO NGUY CƠ SẶC SỮA Ở TRẺ

Sặc sữa là một tai nạn rất thường gặp trong Nhi khoa, nếu không khẩn trương xử lý có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.

          Sặc sữa là hiện tượng sữa trào ngược lên mũi vào đường thở khiến trẻ khó thở, ho sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở.

Nguyên nhân là gì?

          Thường do để trẻ bú không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ xuống quá nhiều.

          Núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp.

          Đặc biệt nếu cho trẻ bú trong tư thế nằm khiến thực phẩm dễ dàng lọt vào đường thở dẫn tới ngừng thở gây tím tái người, nếu không được sơ cứu sẽ khiến trẻ có thể bị mất mạng.

          Hơn nữa, nhiều trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ. Trong khi miệng ngậm núm vú nhưng không hề nuốt, khi thở mạnh trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào phế quản dẫn đến tình trạng sặc sữa.

          Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện, nếu trong khi cho con bú sữa mẹ làm trò cười hoặc nói chuyện với bé khiến bé cười sẽ làm cho sữa tràn vào khí quản và gây sặc sữa.

Bác sĩ chỉ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa

          Khi trẻ có những dấu hiệu sặc sữa, nhanh chóng lấy sữa trong miệng trẻ ra bằng cách dùng miệng hút miệng và mũi của trẻ để sữa được ra ngoài. Hút càng nhanh càng tốt vì nếu như chậm sẽ khiến cho sữa đi sâu vào trong phế quản.

          Trong trường hợp trẻ bị sặc sữa lâu, khả năng cứu sẽ rất khó vì vậy sau khi hút xong mẹ nên kích thích mạnh để trẻ có thể khóc và thở được. Sau đó mẹ nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được sơ cứu y khoa.

          Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh bị sặc sữa có các biểu hiện như tím tái, khó thở, mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp xuống, dùng tay vỗ nhẹ 5 cái vào lưng ở vị trí giữa hai xương bả vai rồi lật trẻ quay lại, nếu trẻ khóc được, cơ thể hết tím tái thì nhanh chóng chuyển đến bệnh viện, cơ sở gần nhất để tiếp tục theo dõi.

          Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn còn tím tái người, mẹ dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn dưới xương ức và vị trí đường nối hai bên ngực, thực hiện liên tục 6 cái.

          Nếu vẫn không thấy trẻ thở, lặp lại đến 10 lần. Đối với trẻ ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau khi sơ cứu, dù trẻ hồng hào trở lại thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra xem còn dị vật hay không.

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn