CA PHẪU THUẬT KINH ĐIỂN CHO CỤ BÀ 90 TUỔI
Theo lời người nhà kể lại, người bệnh bị ngã ở nhà khoảng 01 tháng trước, sau ngã tỉnh táo nên gia đình không đưa đi khám. Gần đây, có biểu hiện đau đầu nhiều yếu ½ người trái nên vào viện khám. Lúc vào khoa bệnh nhân tỉnh đau đầu nhiều Buồn nôn không nôn, đồng tử 2 bên bình thường, phản xạ ánh sáng (+), yếu ½ người trái.
Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả chụp CT sọ não cho thấy hình ảnh máu tụ dưới màng cứng mạn tính lan tỏa vùng thùy trán thái dương lên thùy đỉnh bán cầu đại não phải.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và thống nhất chỉ định phẫu thuật giải phóng, dẫn lưu khối máu tụ cho người bệnh. Với sự tập trung cao độ, bằng kiến thức chuyên sâu và đôi tay khéo léo của các bác sĩ, ca phẫu thuật kết thúc an toàn sau gần 02 giờ đồng hồ căng thẳng. Sau phẫu thuật, NB ổn định và được đưa về theo dõi tại phòng hồi sức. Hiện tại, BN sức khỏe tốt, hồi phục nhanh chóng, đang được chăm sóc tại phòng hậu phẫu- Khoa Ngoại TH.
BS.CKI Hà Quang Huy- Trưởng khoa Ngoại TH, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho biết, để lấy máu tụ dưới màng cứng cho NB, các bác sĩ đã phẫu thuật bằng phương pháp khoan sọ một lỗ, bơm rửa dẫn lưu máu tụ. Đây là phương pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao, giảm những nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, giúp NB nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Máu tụ dưới màng cứng mãn tính là khối tụ máu hình thành trong khoang dưới màng cứng trong thời gian dài (tối thiểu 03 tuần), nó thường xảy ra do một va chạm hay chấn thương ở vùng đầu làm tổn thương và gây chảy máu từ mạch máu gần hoặc trong khoang dưới màng cứng. Trong thực tế, thường là chấn thương nhỏ nên NB dễ quên đã bị chấn thương đầu. Máu tụ lại ở khoang dưới màng cứng này, tích tụ dần gây chèn ép nhu mô não. Theo WHO máu tụ dưới màng cứng mãn tính thường gặp ở người cao tuổi có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ em do đầu bị biến dạng lúc sinh.
Các triệu chứng lâm sàng thường không điển hình, dễ bị bỏ qua; xuất hiện từ 3 tuần đến vài tháng sau một chấn thương: đau đầu với các mức độ khác nhau, đau liên tục tăng dần dùng thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng; yếu hoặc liệt nửa người, liệt không hoàn toàn, không đồng đều, không đồng nhất; một số trường hợp có nôn, rối loạn ý thức, chậm chạp, thờ ơ, lẫn lộn, nặng hơn thì hôn mê, giãn đồng tử thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Máu tụ ngoài màng cứng có thể làm tăng áp lực sọ não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Phương pháp điều trị chủ yếu của tình trạng này là phẫu thuật lấy máu tụ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn